789club tài xỉu

Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về

Cập Nhật:2025-01-22 16:05    Lượt Xem:108

   789club apk

Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 1.

Nghệ nhân trẻ Phạm Hải Anh bên tác phẩm Lạc Long Quân trở về - Ảnh: NAM TRẦN

Lạc Long Quân trở về được cả đội làm liên tục suốt một tháng. Phạm Hải Anh (sinh năm 2007, Trường trung học Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) cùng em gái Phạm Châu Anh (sinh năm 2011) là hai "nghệ nhân" nhỏ tuổi nhất cuộc thi Đèn lồng quốc tế Ocean 2025 nằm trong khuôn khổ lễ hội.

Hải Anh nói với Tuổi Trẻ, thông qua câu chuyện Lạc Long Quân trở về, qua phần góp sức của mình, Hải Anh muốn gửi tới một tiếng nói từ thế hệ của mình.

Không phải người trẻ nào cũng hờ hững với văn hóa và lịch sử dân tộc đâu. Mỗi thế hệ có một cách yêu đất nước khác nhau.Nghệ nhân trẻ Phạm Hải AnhThô mộc nhưng ấn tượng

Tác phẩm Lạc Long Quân trở về dài 20m, cao 8m, có khung bằng sắt, sau đó dán giấy bao quanh. Các vảy rồng phủ bằng mica mỏng rồi sơn phủ. Thêm hiệu ứng khói cho sinh động. Từng làm nhiều mô hình nhỏ cho TP hoặc tỉnh khác nhưng đây là tác phẩm quy mô lớn nhất mà Hải Anh từng tham gia.

TIN LIÊN QUANGen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 2.Khám phá thế giới sinh vật huyền bí phương Đông tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 3.Đèn lồng Hội An làm 'lay động' giám khảo, về nhất cuộc thi đèn lồng quốc tế đầu tiên trên thế giớiGen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 4.Lần đầu có lễ hội ánh sáng quốc tế ở Việt Nam đúng Tết Ất Tỵ

Tác phẩm đèn lồng này gợi nhắc đến cuộc tình đầu tiên cũng như cuộc chia ly đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt: Lạc Long Quân - Âu Cơ. 

Dầu còn đó nét thô mộc nhưng tác phẩm lại gây ấn tượng bởi tính story (câu chuyện). Đặc biệt mang đậm hào khí và lòng tự hào dân tộc.

"Lạc Long Quân là một người cha vĩ đại trong truyền thuyết của dân tộc Việt Nam. 

Mỗi khi dân tộc nguy nan, ta thường nghĩ đến tổ tiên với một niềm tin mãnh liệt là sẽ có một ai đó đứng ra che chở, bảo vệ cho chúng ta", Hải Anh kể "đó là ý tưởng khởi nguồn cho tác phẩm đèn lồng Lạc Long Quân trở về".

Trong không gian bao trùm của Lễ hội Ánh sáng phương Đông, "tổ phụ" Lạc Long Quân trở về cùng ánh sáng hàng ngàn năm, trong thiết kế đạp trên sóng mà bước dũng mãnh, biểu trưng một cách sống động lòng yêu thương, sự che chở và bảo vệ từ tổ tiên.

Đó là lời nhắc nhở về mối liên kết mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên, giữa dân tộc với tổ tiên của mình. 

Niềm tin vào sự trở về của Lạc Long Quân không chỉ là một niềm an ủi tâm linh mà còn là nguồn cảm hứng cho tinh thần đấu tranh, đoàn kết và kiên cường của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 2.

Tác phẩm Lạc Long Quân trở về nhìn từ xa - Ảnh: NAM TRẦN

Màu đèn sắc cổ tích Việt Nam

Lớn lên trong một gia đình có nghề tay ngang là làm đèn ông sao và đèn lồng cũng như phong trào làm đèn lồng ngày một phát triển của Tuyên Quang nhưng bốn năm trước, Hải Anh mới chính thức "nhập đội".

Trong ký ức của Hải Anh và Châu Anh, ánh sáng tỏa rạng từ những chiếc đèn ông sao năm cánh cũng như nhiều hình thù đèn lồng khác nhau thuở thiếu thời là một thế giới lung linh, kỳ diệu và đầy bí mật.

TIN LIÊN QUANGen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 6.Nhảy ở trường đại học, gen Z lên sân khấu lớnGen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 7.Gen Z đưa hát bội vào cả quán bar rồi ra thế giớiGen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 8.Gen Z thế hệ mới và khát vọng góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh hơn

Một thế giới rất đẹp, gợi những giấc mơ lớn khiến những đứa nhỏ Thành Tuyên ngày ấy cứ muốn thuộc về, sống trong đó không muốn thoát ra. Để khi lớn lên, những câu chuyện văn hóa đó như một thứ ADN trỗi dậy.

Là một người trẻ yêu lịch sử, đặc biệt các trận chiến lớn trong lịch sử dân tộc, Hải Anh nói "chẳng biết tình yêu nước thấm vào lúc nào nhưng khi biết sắp có một cuộc thi đèn lồng quốc tế lần đầu được tổ chức, bố mẹ gọi thì tham gia ngay". Hải Anh xem đó là dịp để "chứng tỏ" màu đèn sắc cổ tích Việt Nam với các đội bạn.

Hải Anh kể đội Sắc màu Thành Tuyên làm tốc lực trong một tháng, bỏ hết các đơn hàng thương mại dịp Tết. Giải thưởng khuyến khích nhận được không bù nổi tổng chi phí 300 - 400 triệu đồng (chưa kể công vận chuyển) mà cả đội đã bỏ ra nhưng vẫn rất vui.

Đội còn thuê đội múa lân sư từ Tuyên Quang xuống góp vui, tạo thành một không khí vô cùng náo nhiệt, đầy hứng khởi và tôn vinh văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc. 

Đó cũng là lần đầu trong đời Hải Anh được thưởng lãm nhiều tác phẩm khác, nằm trong di sản văn hóa của phương Đông rợp trời sắc màu và ảo diệu.

Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về - Ảnh 2.

Cuộc thi Đèn lồng quốc tế Ocean 2025 nằm trong lễ hội Ánh sáng phương Đông - Ảnh: NAM TRẦN

Cuộc thi Đèn lồng quốc tế Ocean 2025 là cuộc thi đèn lồng quốc tế lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ lễ hội Ánh sáng phương Đông diễn ra tới hết ngày 16-3 tại Vinhomes Ocean Park 2, Hưng Yên, quy tụ 19 tác phẩm đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Kết quả, giải nhất được trao cho Hội An Craft Vietnam với tác phẩm Hồn thiêng đất Việt. Giải nhì được trao cho tác phẩm Thần may mắn (Hàn Quốc); trong khi đó giải ba được trao cho tác phẩm Sắc màu cuộc sống và Long phượng sum vầy (đều của Việt Nam).

Các tác phẩm Lạc Long Quân trở về (Tuyên Quang, Việt Nam), Đôi cánh tương lai (Trung Quốc) và Lễ tế Sajik & Nongak (Hàn Quốc) nhận giải khuyến khích.



Powered by 789club apk @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024