789club mathsica đăng nhập

Lận lưng nghề barista trước khi du học

Cập Nhật:2025-01-21 17:09    Lượt Xem:78

   789club tài xỉu

Lận lưng nghề barista trước khi du học - Ảnh 1.

Học viên thực hành chiết xuất cà phê, đánh sữa, đổ latte art... tại lớp học của The Lovely Cup O’ Coffee - Ảnh: NVCC

Đây không chỉ là công việc mang lại thu nhập ổn định mà còn giúp họ nâng cao kỹ năng giao tiếp và hòa nhập văn hóa nước ngoài.

Một buổi sáng mưa giữa tháng 11, nhóm bạn trẻ tập trung tại một không gian đào tạo barista ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Ba chiếc máy pha cà phê Espresso hoạt động liên tục, những học viên chăm chú thực hành các kỹ năng từ chiết xuất cà phê, đánh sữa đến tạo hình latte art. Họ là những du học sinh tương lai, đang chuẩn bị hành trang nghề nghiệp trước khi sang Úc, với mong muốn không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường mới.

Thông qua kinh nghiệm sống và làm việc tại Úc, tôi mong muốn truyền tải những kiến thức thực tế nhất cho học viên, giúp họ chuẩn bị hành trang cần thiết để tăng tỉ lệ nhận được việc làm ưng ý với thu nhập cao từ nghề barista.Anh Đặng Thế Lân (người sáng lập The Lovely Cup O' Coffee)Chuẩn bị kỹ năng từ sớm

Nguyễn Huỳnh Như, 18 tuổi, là một trong những học viên đó. Hơn hai tháng qua, cô thường xuyên đến The Lovely Cup O' Coffee để thực hành các kỹ năng barista. Đầu năm sau, Như sẽ sang Úc du học ngành hospitality tại Trường Le Cordon Bleu, một trong những học viện đào tạo ẩm thực và khách sạn danh tiếng thế giới.

Qua tìm hiểu, Như biết barista là công việc phổ biến tại Úc, có thu nhập ổn định và thời gian linh hoạt, phù hợp với sinh viên vừa học vừa làm. "Tôi nghiên cứu kỹ và hiểu rằng barista không đơn giản là pha cà phê. Nghề này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu rõ nhu cầu khách hàng và khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao. Khách hàng ở Úc thường chú trọng đến chất lượng cà phê và dịch vụ, vì vậy tôi muốn chuẩn bị thật kỹ càng", Như chia sẻ.

Tại The Lovely Cup O' Coffee, Như được học phân biệt các loại cà phê cơ bản và 17 món đồ uống phổ biến tại Úc. Cô cũng tham gia các buổi workshop mô phỏng quán cà phê nước ngoài, trực tiếp nhận order, pha chế và thu ngân bằng tiếng Anh. Đặc biệt, chứng nhận từ khóa học này giúp Như được miễn giảm hai học phần, tiết kiệm khoảng 500 AUD khi học tại Le Cordon Bleu.

Ngoài việc học các kỹ năng pha chế cơ bản, các học viên còn được đào tạo về cách xử lý các tình huống thực tế trong môi trường làm việc tại Úc. "Chúng tôi tổ chức các buổi workshop mô phỏng hoàn toàn môi trường làm việc thực tế. Học viên sẽ học cách xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc trong giờ cao điểm, cách giao tiếp chuyên nghiệp với khách hàng khó tính, thậm chí là cách xử lý các sự cố kỹ thuật với máy pha cà phê" - anh Đặng Thế Lân, người sáng lập The Lovely Cup O' Coffee, chia sẻ.

"Việc học trước sẽ giúp tôi nắm vững kỹ thuật pha chế, hiểu về văn hóa cà phê và tự tin hơn khi tìm việc. Tôi có thể áp dụng ngay những kiến thức này vào công việc thực tế khi sang Úc", Như nói thêm.

Lận lưng nghề barista trước khi du học - Ảnh 2.

Anh Đặng Thế Lân (trái) chia sẻ tại một lớp học của The Lovely Cup O’ Coffee - Ảnh: NVCC

Thu nhập hấp dẫn từ nghề tay trái

Anh Đặng Thế Lân cho biết barista là một trong những nghề làm thêm dễ xin việc cho du học sinh Việt Nam, bên cạnh các công việc khác như gia sư, chạy bàn, thực tập công ty hay làm việc tại nông trại. Thu nhập có thể đạt 4.000-5.000 AUD/tháng (70-80 triệu đồng) nếu làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ, và 2.000-3.000 AUD/tháng (35-50 triệu đồng) với công việc bán thời gian.

"Nghề này tương đối nhẹ nhàng, nhu cầu tuyển dụng cao và thu nhập ổn định. Đặc biệt, công việc này giúp du học sinh nâng cao kỹ năng tiếng Anh thông qua giao tiếp hằng ngày với khách hàng. Nhiều bạn còn có cơ hội được tuyển vào các khách sạn, nhà hàng cao cấp, tăng khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp", anh Lân chia sẻ.

Theo quy định mới của Úc từ ngày 1-7-2023, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 48 giờ mỗi hai tuần trong thời gian học và không giới hạn số giờ trong các kỳ nghỉ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh có thể vừa học vừa làm để trang trải chi phí sinh hoạt.

Đỗ Việt Dũng, sinh viên năm nhất ngành kế toán, đang làm barista tại hai quán cà phê ở Sydney với mức lương 25-30 AUD/giờ, cao hơn vào cuối tuần và ngày lễ. Ban đầu anh gặp khó khăn về ngôn ngữ khi giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp. Tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn, Dũng đã thích nghi tốt và cải thiện đáng kể kỹ năng tiếng Anh.

"Tôi còn được kết nối với cộng đồng du học sinh đang sống tại Úc, nơi mọi người hỗ trợ tìm việc và chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Sự gắn bó đó giúp tôi tự tin, dễ dàng hòa nhập hơn", Dũng chia sẻ từ Sydney. Về lâu dài, anh có ý định mở một quán cà phê nhỏ, nơi vừa thực hiện đam mê pha chế, vừa tạo không gian ấm cúng để kết nối mọi người.

Trường hợp của Hồ Tuấn Kiệt lại khác. Sinh viên ngành khoa học dữ liệu này từng học barista tại Úc nhưng gặp khó khăn do rào cản ngôn ngữ và học phí cao - 200 AUD cho một khóa học ba giờ. May mắn, trong một lần về Việt Nam, Kiệt đã theo học tại chi nhánh Đà Nẵng của The Lovely Cup O' Coffee, chấp nhận di chuyển bốn giờ mỗi ngày từ Huế. Khi trở lại Úc, chỉ trong 10 ngày, anh nhận được bốn đề nghị thử việc và được tuyển dụng với mức lương 30 AUD/giờ.

Từ nghề tay trái đến đam mê thực sự

Với nhiều du học sinh, công việc barista không chỉ đơn thuần là việc làm thêm mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp mới. Anh Lân là một ví dụ điển hình. "Công việc barista làm thêm đã giúp tôi không chỉ ổn định cuộc sống mà còn tìm thấy đam mê thực sự với ngành cà phê. Trong gần 7 năm ở Úc, tôi có cơ hội làm việc tại các thương hiệu cà phê nổi tiếng và học hỏi được rất nhiều về văn hóa cà phê chuyên nghiệp", anh chia sẻ.

Không chỉ dạy kỹ năng pha chế, anh Lân còn hỗ trợ học viên chuẩn bị hồ sơ xin việc phù hợp với thị trường lao động Úc. "Tôi hướng dẫn các bạn cách viết CV sao cho nổi bật, cách trả lời phỏng vấn và những điều cần lưu ý trong văn hóa làm việc tại Úc. Nhiều quán cà phê ở Úc rất coi trọng thái độ làm việc và khả năng hòa nhập với môi trường đa văn hóa", anh nói.

Nhiều cựu học viên của The Lovely Cup O' Coffee cũng đã thành công trong việc phát triển sự nghiệp từ nghề barista. Có người mở quán cà phê riêng, có người trở thành chuyên gia đào tạo về cà phê, và không ít người được các thương hiệu cà phê lớn tuyển dụng với vị trí quản lý.

Ngoài Úc, nhiều học viên của The Lovely Cup O' Coffee cũng thành công trong việc tìm kiếm công việc barista tại các quốc gia khác như Canada và New Zealand. "Mỗi quốc gia có những đặc thù riêng về văn hóa cà phê và cách làm việc, nhưng những kỹ năng cơ bản về pha chế và phục vụ khách hàng đều có thể áp dụng được", anh Lân cho biết.

Với xu hướng ngày càng nhiều du học sinh Việt Nam chọn Úc là điểm đến, nghề barista đang trở thành một lựa chọn nghề nghiệp thiết thực và hấp dẫn. Không chỉ giúp trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, công việc này còn mang đến cơ hội phát triển kỹ năng mềm, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hòa nhập văn hóa. Đối với những ai biết nắm bắt cơ hội, đây có thể là bước đệm để phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành công nghiệp cà phê đang phát triển mạnh mẽ tại xứ sở kangaroo.

Cần nạp kiến thức về cà phê

Theo anh Lân, mặc dù văn hóa cà phê ở Việt Nam phổ biến, nhiều du học sinh vẫn chưa thực sự hiểu về đồ uống này. Ở nước ngoài, người ta quan tâm đến bản chất hạt cà phê, giống cà phê và các nốt hương vị, trong khi người Việt thường chỉ quen với cà phê pha trộn.

"Nhiều bạn bỡ ngỡ khi ra nước ngoài, thấy cách người ta pha cà phê khác mình, thấy hạt cà phê có nhiều tên gọi như Java, Bourbon... trong khi ở Việt Nam mình chỉ gọi là hạt cà phê. Qua nước ngoài, người ta hỏi ở Việt Nam bạn uống hạt gì, ở đâu, vị nó ra sao... thì các bạn không trả lời được", anh nói.



Powered by 789club apk @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024